Da là cơ quan của hệ bài tiết, có nhiệm vụ bao bọc cơ thể, che chở cơ thể khỏi sự tác động, sự ảnh hưởng không có lợi của môi trường bên ngoài đối với cơ thể. Ngoài ra, chức năng chính của da còn để điều hòa, cảm nhận nhiệt độ, tổng hợp vitamin B và D. Da được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Da người có cấu tạo gồm ba lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Vậy rạn da là như thế nào?
Chúng ta thường thấy rạn da xuất hiện ở nhiều người, nhất là phụ nữ mang thai và sau khi sinh nhưng cũng rất nhiều người có cân nặng cao cũng bị rạn da. Vậy có phải việc tăng cân vượt bậc ở một số người và những người bị béo phì thì dễ bị rạn da hay không? Vậy tại sao béo phì lại làm da bị rạn và nứt nẻ, có nguy hiểm gì hay không?
Rạn da ở người béo phì
Rạn da và béo phì có liên hệ gì không?
Da của chúng ta giống như một lớp bảo vệ phủ khắp cơ thể. Chúng có độ đàn hồi và co giãn như cao su tự nhiên, và áp sát vào mô mỡ, bên dưới là cơ. Nếu bạn nặng 70kg thì khối lượng da toàn thân có thể cân được 5kg. Mỗi nơi da dày, mỏng khác nhau. Mỏng nhất là mí mắt chỉ 1mm, dày nhất ở lòng bàn chân chừng 4mm. Tùy theo mức độ lao động mà da tay có thể dày, mỏng khác nhau.
Trở lại vấn đề rạn da. Lớp dưới cùng của da được gọi là hạ bì. Chúng có những sợi collagen và elastin khiến da của chúng ta có khả năng chun giãn. Nếu lượng mỡ quá nhiều thì các sợi collagen và elastin bị kéo căng tối đa khiến chúng bị đứt, bị rạn và mất khả năng đàn hồi. Đó là rạn da.
Bệnh nhân béo phì mà trong gia đình (cha, mẹ, ông bà) bị tiểu đường thường rạn da xuất hiện sớm và diện rộng hơn. Đàn ông hút thuốc lá từ 10 điếu trở lên/ngày kèm theo béo phì thì 1.500 chất độc trong thuốc lá sẽ làm nhão các sợi collagen và elastin rất nhanh khiến các anh bị rạn da từ khi béo phì độ 1(BMI=25-29,9).
Rạn da làm mất tự tin ở người béo phì
Da của nữ mỏng hơn nên phụ nữ béo phì dễ bị rạn da hơn nam giới. Ngoài ra cũng có sự tham gia của hormon giới tính. Con gái dậy thì sự tăng trưởng quá nhanh, cha mẹ bồi dưỡng tích cực, các tế bào mỡ đăng ký thường trú ở ngực, mông, bụng nên sinh ra vết rạn.
Các bạn trẻ béo phì vết rạn da ở đùi và ở vùng thắt lưng (đối với nam) và ở bụng, đùi, mông và ngực (đối với nữ). Ngoài ra rạn da cũng xảy ra ở một số vùng khác như mặt ngoài cánh tay, có bạn còn xuất hiện cả ở vùng đùi sát đầu gối.
Lúc đầu vết rạn có màu hồng tím, chúng thường tạo ra những đường song song dài 2-6cm, bề ngang khoảng 1cm, có khi nhỏ hơn, tùy mức độ béo. Theo thời gian vết rạn sẽ nhạt màu dần và cuối cùng là trắng bóng như xà cừ. Về mặt mô học nếu cắt da vùng rạn soi dưới kính hiển vi chúng ta sẽ nhìn thấy các sợi collagen bị giãn tối đa, còn các sợi elastin bị phá vỡ, co rút lại, những đoạn bị phá vỡ tạo ra những vằn sọc.
Vết rạn da ở người béo phì
Ăn kiêng, giảm cân có hết rạn da hay không?
Câu trả lời là “không”. Nếu bạn giảm cân thì da chùng xuống, chúng đã mất khả năng đàn hồi giống cao su nên việc phục hồi các sợi collagen và elastin quả là khó khăn.
Một số chị có bụng hình trái lê, khi ăn kiêng, tập thể dục, bụng xẹp xuống lại còn tốn thêm mấy chục triệu đồng cắt bớt da thừa, làm lại lỗ rốn nhưng vết rạn thì vẫn còn nguyên như những vết vằn trên lưng ngựa.
Người béo phì có thể giảm và phòng rạn da như thế nào?
Mọi người đều biết hai nguyên nhân cơ bản làm béo phì là dinh dưỡng dư thừa và ít vận động, nhưng khi điềutrị thường chờ đợi ở những viên thuốc. Không có viên thuốc nào vào cơ thể để “dọn dẹp” mỡ giùm các bạn. Nỗ lực cá nhân vẫn là chủ yếu. Ba phương pháp giúp giảm mỡ cho các bạn béo phì là:
- Giảm năng lượng đầu vào bằng cách ăn ít dầu mỡ, bột đường.
- Tăng cường rau xanh và trái cây ít ngọt.
- Tăng thải năng lượng bằng tập luyện.
Các bạn hãy tham khảo thật kỹ thông tin và cần đến các chuyên gia tư vấn để được hướng dẫn tốt hơn. Để có một thân hình nhỏ gọn, tự tin và không còn rạn da các bạn nhé. Chúc các bạn luôn khỏe trẻ đẹp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét